Nguyên nhân chính khiến nhà bị nồm là do hơi nước (độ ẩm) trong không khí cao gặp nền nhà có nhiệt độ thấp nên bị ngưng tụ thành nước. Đây là vấn đề “nhức nhối” đối với nhiều gia đình ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
1. Cách 1: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt
Lớp số 1: Gạch men lát nền 15mm, miết mạch bằng xi măng
Lớp số 2: Lớp vữa lót lát nền nhà dày 25-30mm
Lớp số 3: Xỉ lò dạng hạt dày 200mm
Lớp số 4: Màng cách nước giấy dầu/ xi măng cát vàng dày 20mm
Lớp số 5: Bê tông gạch vỡ mác 100
2. Cách 2: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí
Lớp số 1: Tấm lát bê tông lưới thép/ vật liệu tương tự có lớp đệm không khí
Lớp số 2: Không khí kín dày 20mm
Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
Lớp số 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm
3. Cách 3: Lát nền bằng gỗ kín, tạo khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí
Lớp số 1: Lát nền bằng sàn gỗ CN hoặc gỗ tự nhiên dày 8-12mm
Lớp số 2: Lớp đệm không khí ngăn truyền nhiệt từ đất lên mặt nền dày 20mm
Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng tạo độ phẳng để lát nền dày 20mm
Lớp số 4: Bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm
4. Cách 4: Cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)
Lớp 1: Gạch men sứ dày 7mm, miết mạch bằng xi măng
Lớp 2: Lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su (không pha xăng dầu)
Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene (EPS) cường độ cao dày 25mm
Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng dày 10-20mm
Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100
5. Cách 5: Lát nền nhà bằng gạch gốm bọt
Lớp 1: Gạch lát nền dày 10mm
Lớp 2: Gạch gốm bọt dán liền với gạch men bằng xi măng hoặc lớp cao su
Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm